Friday, April 13, 2007

Truyện Audio Nguyễn Nhật Ánh

Truyện audio rất hay, mình sắp xếp theo thứ tự những truyện mình thích
I. Truyện Mắt Biếc
1. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_01.wma
2. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_02.wma
3. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_03.wma
4. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_04.wma
5. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_05.wma
6. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_06.wma
7. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_07.wma
8. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_08.wma
9. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_09.wma
10.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_10.wma
11.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_11.wma
12.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/MatBiec_12.wma

II. Truyện Còn chút gì để nhớ
1.
www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_01.wma
2.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_02.wma
3.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_03.wma
4.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_04.wma
5.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_05.wma
6.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_06.wma
7.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_07.wma
8.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_08.wma
9.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_09.wma
10.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_10.wma
11.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_11.wma
12.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_12.wma
13.www.freewebtown.com/nguyenbeok47/ConChutGiDeNho_13.wma
III. Truyện Cô gái đến từ hôm qua
1.
www.freewebtown.com/nguyenbeok47/CGDTHQ_01.wma
2. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/CGDTHQ_02.wma
3. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/CGDTHQ_03.wma
4. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/CGDTHQ_04.wma
5. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/CGDTHQ_05.wma
6. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/CGDTHQ_06.wma
7. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/CGDTHQ_07.wma
8. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/CGDTHQ_08.wma
9. www.freewebtown.com/nguyenbeok47/CGDTHQ_09.wma
IV. Những chàng trai xấu tính
www.freewebtown.com/nguyenbeok47/NhungChangTraiXauTinh_01.wma
www.freewebtown.com/nguyenbeok47/NhungChangTraiXauTinh_02.wma
www.freewebtown.com/nguyenbeok47/NhungChangTraiXauTinh_03.wma
www.freewebtown.com/nguyenbeok47/NhungChangTraiXauTinh_04.wma
www.freewebtown.com/nguyenbeok47/NhungChangTraiXauTinh_05.wma
www.freewebtown.com/nguyenbeok47/NhungChangTraiXauTinh_06.wma
www.freewebtown.com/nguyenbeok47/NhungChangTraiXauTinh_07.wma
www.freewebtown.com/nguyenbeok47/NhungChangTraiXauTinh_08.wma
www.freewebtown.com/nguyenbeok47/NhungChangTraiXauTinh_09.wma



Ba người lính ngự lâm
























Một ngày năm 1842, một con người to lớn tràn trề sức lực hể hả bước vào phòng đọc thư viện Marseille và tự giới thiệu: Alexandre Dumas.
Người thủ thư bối rối vì trọng vọng. Danh tiếng của Dumas lúc này đã vang dội. Ông mượn “Những hồi ký của ông D’Artagnan” xuất bản năm 1704 và mượn luôn cả một bộ sách có tên: “Richelieu, Conbe và Majaranh” [1]. A. Dumas đã quên phắt không đem trả bộ sách đó. Một chi tiết rất nhỏ nhặt không đáng để ý nếu không có chuyện từ mấy cuốn sách ấy sinh ra cuốn truyện tuyệt vời “Ba người lính ngự lâm”.
Năm 1842 A. Dumas tròn bốn mươi tuổi, tức ông sinh năm 1802, cùng năm sinh với Victo Hugo, mà Hugo đã viết: “Thế kỷ ấy đã được hai năm” (Ce siècle a deux ans).
Ngày 24 tháng bảy năm 1802, viên tướng của phái cộng hòa thời quốc ước, Thomas Alexandre Dumas gửi cho tướng Bruyle bức thư ngắn nội dung như sau: “Bruyle thân mến, tôi vui mừng báo tin cho anh, vợ tôi sáng hôm qua đã sinh một bé trai to lớn, nặng khoảng 4 kg rưỡi và dài 48 cm. Rồi anh sẽ thấy nó tiếp tục lớn lên ở ngoài như nó đã lớn lên như thế ở bên trong”. Tướng Dumas yêu cầu bạn đồng nghiệp làm cha đỡ đầu cho nó. Ông viết thêm ở phần tái bút: “Tôi lại bóc thư ra để nói với anh là thằng nhóc vừa đái phọt qua đầu nó. Một sự khơi đầu tốt, phải không anh!
Sáu trăm tác phẩm của “thằng nhóc” được xuất bản quả đã chứng tỏ sự khởi đầu tốt đẹp.
Là con trai nhà quý tộc, Hầu tước de la Payơrơri, nhưng người mẹ lại là một nô tỳ da đen, tướng Thomas là một người tư tưởng cộng hòa rõ rệt. Ông đã có lần cãi nhau với Napoléon :
Tôi nghĩ phải đặt lợi ích nước Pháp lên trên lợi ích một con người, dù người ấy có vĩ đại đến đâu chăng nữa... Tôi sẵn sàng rời bỏ ngài, nếu ngài tách rời khỏi nước Pháp
Vì vậy sau khi lên ngôi, Napoléon đã bạc đãi ông, ông xin về nghỉ hưu rồi qua đời trong cảnh túng quẫn khi “thằng nhóc mới được bốn tuổi”. A. Dumas được mẹ vốn là con gái một chủ quán nuôi dưỡng trong cảnh túng bấn ở Villers-Cotterêts, không được học hành, ngoại trừ mấy bài học vỡ lòng của một con người tốt bụng là ông mục sư. Nhưng lại học ở đời rất nhiều, đấy là vô tận những chuyến đi rừng, những buổi đi săn kể cả săn trộm vô cùng hào hứng và đọc rất nhiều. Kho sách nhà Dumas chứa đủ mọi loại sách mà A. Dumas ngốn ngấu một cách say mê. Mười lăm tuổi cậu theo học thầy Mênétxông, công chứng viên ở Villers để làm thư ký hạng ba.
Thư ký công chứng viên hàng ngày viết kín trang này đến trang khác có dán tem bằng nét chữ rất đẹp và luôn thở dài nhớ rừng thân yêu. Đồng thời chàng cảm thấy nảy sinh trong mình sở thích mạnh mẽ đối với thi ca và sân khấu, rồi liền đó cố viết những vần thơ ngắn gửi vài cô gái ở Villers Cotterêts hoặc Crêpyăng Valoa. Một hôm ở lâu đài Villers Hêlông, chàng làm quen với chàng trai trẻ mười bảy tuổi hơn mình mấy tháng tên là Ađonphô de Lêvăng tự xưng là thi sĩ.
Một thi sĩ ư? Alexandre cũng reo thầm trong bụng: “Ta cũng vậy, ta cũng là thi sĩ”. Khi chàng biết Ađonphô thường lui tới các nhà hát ở Paris và quen biết Talma, diễn viên bi kịch nổi tiếng, nhiệt tình của chàng với thi ca và sân khấu trở thành vô bờ bến. Tất cả đều cùng tồn tại: Paris, sân khấu, Talma và chàng, một thi sĩ và hiện thời quyết định đi theo Ađonphô đến Paris và sẽ tự giới thiệu với Talma. Nhưng còn tiền? Mặc kệ, chàng vừa đi vừa săn. Một con muông bị giết ở dọc đường đủ để trả tiền ăn đường.
Talma tiếp chàng và hỏi chuyện :
- Anh làm gì ở tỉnh nhỏ?
- Tôi không dám nói đâu - Alexandre thở dài - Tôi là thư ký công chứng quèn.
- Vớ vẩn - Talma nói - Không vì thế mà thất vọng. Coócnây [2] cũng vốn là thư ký biện lý.
Và quay lại các bạn, Talma nói thêm :
- Thưa các vị, tôi xin giới thiệu với các vị một Coócnây tương lai.
Sau đó, nhờ tướng Foay, một đại biểu Quốc hội thuộc phái tự do chàng được vào làm thư ký phụ động ngạch rất thấp cho một văn phòng của Đại Quận công Orléans (sau này là vua Louis Philippe). Không sao, miễn điều đó có nghĩa là được ở Paris. Từ đó hàng ngày, từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều chàng biên chép. Những báo cáo. Rồi lại vẫn nhùng báo cáo, sau đó chàng trở về căn nhà nhỏ của mình ở khu phố người Italia, đối diện với nhà hát Hài kịch. Không lấy gì làm vui lắm. May sao cùng tầng gác lại có một cô gái xinh đẹp tóc vàng hung, không giữ gìn lắm. Người ta lân la làm quen hàng xóm láng giềng. Dumas vốn có óc hài hước làm cho cô Catơrin Lơbay cười thích thú. Thế rồi ngày 27 tháng 7 năm 1824, một kẻ quyến rũ đàn bà thứ ba ra đời làm ầm ĩ khu phố người Italia. Người ta gọi nó là Alexandre. Người ta có nhẽ đã bắt quả tang khát vọng làm cha của chàng nếu cho chàng biết cái thằng bé Alexandre đó một ngày kia cũng nổi tiếng như chàng với tác phẩm Trà hoa nữ.
Dumas có người bạn làm việc cùng phòng tên là Látxanhơ luôn miệng nhắc :
- Nước Pháp đang mong chờ một cuốn tiểu thuyết lịch sử.
Và nhờ có Látxanhơ, Dumas bắt đầu đọc, đúng hơn là ngốn ngấu rất nhiều tác giả. Đọc thì đọc rồi. Nhưng còn viết? Cộng tác với Ađonphơ và Rútxô, một ông già say. Alexandre viết một vở hài kịch dân phổ thông. Cuộc đi săn và tình yêu. Vở kịch được diễn, chỉ còn hai câu là đáng nhớ :
Bởi muốn hạ bệ một chú thỏ rừng.
Ta phải là thỏ nhà ưu tú.

Tuy vậy, nó cũng đem lại cho Dumas ba trăm Frăng. Và chàng mang ngay đến một nhà in để bằng tiền túi của mình xuất bản một tập truyện. Tập truyện chỉ bán được đúng bốn bản in. Lúc đó là vào buổi bình minh của chủ nghĩa lãng mạn. Dumas thề: “Chiến thắng hoặc rã họng ra”. Rõ ràng chàng vừa đọc một mẩu chuyện khá bi thảm về Hoàng hậu Crítxtin của Thụy Điển trong tạp chí Tiểu sử phổ thông. Một chuyện khá rắc rối éo le giữa một hoàng hậu và một cận thần, sự phản bội, sự trả thù và sự hèn hạ. Thế là trong đầu Dumas sôi lên một vở kịch. Một kịch thơ? Ồ không, không có chuyện kịch thơ cổ điển được Dumas muốn những vần thơ “run rẩy, đánh mạnh vào lòng người, khủng khiếp” cơ. Một cái gì đó thoát ra khỏi sự tù túng của luật tam duy nhất vẫn còn được tôn thờ. Ô mặc xác mấy cái luật khô cứng đó.
Vở bi kịch Hoàng hậu Crítxtin đã được ra đời như thế trong một căn phòng nhỏ thuê một trăm Francs một năm, với ngòi bút của viên thư ký quèn của công tước Orléans. Dumas không quen ai ngoài Sácnôđiê. Nhờ Sác giới thiệu, một buổi sáng chàng được Nam tước Taylo, cố vấn của nhà Vua phụ trách hí trường nước Pháp tiếp Taylo nằm nghe Dumas đọc Hoàng hậu Crítxtin. Tác giả vừa đọc xong Taylo đã nhảy choàng xuống đất bảo chàng :
- Anh đến ngay nhà hát Pháp đi.
- Lạy Chúa, để làm gì ạ?
- Để đọc qua một lượt, càng nhanh càng tốt.
- Có đúng là tôi sẽ đọc cho hội đồng nghe không?
- Không được chậm hơn thứ bảy tới.
Thứ bảy tới, vở kịch được hoan hô nhiệt liệt. Dumas ra khỏi nhà hát sung sướng phát điên. Chàng mới hai sáu tuổi. “Tôi trở về ngoại ô Thánh Denis, không trông thấy xe, đâm cả vào ngựa, nhảy qua khe suối, vì ước lượng sai hụt chân rơi xuống giữa dòng, về đến nơi mới biết đánh rơi mất bản thảo, nhưng không hề gì. Tôi đã thuộc lòng”.
Vở Hoàng hậu Crítxtin, bị chậm công diễn do kiểm duyệt không phải là tác phẩm đầu tiên của Dumas được trình điễn. Trong khi chờ đợi, chàng đã viết Henri III và triều đình, vở kịch được diễn đi diễn lại. Đã đến lúc phải lựa chọn giữa nghề thư ký và nhà hát, chàng quyết định giã từ văn phòng của Đại Quận công. Nhưng lần công diễn đầu tiên chàng đã mời “chủ mình”, tức vua Louis Philippe tương lai đến dự.
Lần công diễn ấy đã đạt tới trên mức thành công một cuộc khải hoàn. Nó không những chỉ tạo nên những tiếng hoan hô mà còn là một sự mê cuồng. Vở kịch kết thúc, khi nghệ sĩ Fiếcmanh lại ra sân khấu giới thiệu tên tác giả, sự phấn khích đã trở thành của toàn thể khán giả, đến nỗi Công tước Orléans “đứng ngây ra” nghe tên người làm thư ký cho mình trong vòng ba tiếng đồng hồ đã trở thành một trong những con người danh tiếng nhất thời đại.
Nói đó là một cuộc khải hoàn là nói đến cuộc khải hoàn của văn học lãng mạn nói chung. “Henri III và triều đình” còn ra đời trước “Hécnani” của Hugo, đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa cổ điển, Dumas đã mở đường cho Hugo và Vinhy.
Cuộc cách mạng 1830 nổ ra đúng lúc và trở thành cuộc cách mạng của chính bản thân Alexandre Dumas. Mang sẵn dòng máu cộng hòa của người cha, A. Dumas gắn bó cả tâm hồn và thể xác với cách mạng. Ông tự mình cầm súng ra chia lửa với quân khởi nghĩa, tổ chức vệ quốc quân chống Bảo hoàng. Ông viết trong hồi ký: “Đó là những người của nhân dân mà người ta đã gạt bỏ sau khi sự nghiệp đã thành công. Sau khi canh gác ở cửa kho bạc, sắp chết đói đến nơi, họ đứng ở ngoài đường kiễng chân đất ngó vào đám thực khách ăn bám của chính quyền trèo trên lưng họ để leo lên, đang chia nhau chức vụ địa vị và danh vọng”.
Thái độ chính trị ấy của A. Dumas luôn được bộc lộc trong các tác phẩm của ông, tất nhiên cả ở Ba người lính ngự lâm. Ba người lính ngự lâm là tập đầu trong tiểu thuyết bộ ba hơn bốn nghìn trang viết, tiếp theo là hai tập Hai mươi năm sauTử tước Bragelonne (còn gọi là Mười năm sau nữa) miêu tả xã hội Pháp trong vòng năm mươi năm qua hai triều đại Louis XIII và Louis XIV, với hai Giáo chủ kiêm Thủ tướng Richelieu và Mazaranh và Conbe, Tổng thanh tra tài chính và Hoàng hậu Anne d’Autriche sau làm nhiếp chính dưới thời Louis XIV.
Mặc dầu giá trị lớn lao của tác phẩm nhưng vì là tiểu thuyết đăng tải, cho nên không tránh khỏi những chỗ lầm lẫn trước sau, tính cách có phần đơn giản sơ lược và lối văn đã gần hai thế kỷ có phần dài dòng bao biện.
Sáu trăm tác phẩm, một tác giả khổng lồ, một sức viết khổng lồ, một con người khổng lồ của thời đại. Sở thích lớn nhất của ông là làm việc. Ông viết liền ba tháng không nghỉ. Viết xong, ông dừng lại, đi du lịch. Nhưng từ Italia hoặc từ Tây Ban Nha trở về, ông luôn mang theo mấy cuốn mới viết xong. Khi viết, ông đem hết tâm hồn, tình cảm vào trong trang viết. Trong Tử tước Bragiơlon, ông để cho Porthos chết rồi ôm mặt khóc nức nở. Đêm nghe cha khóc, Dumas con tưởng có chuyện gì sang hỏi bố. Ông trả lời: “Porthos chết rồi và chết thê thảm quá!”
Nhưng con người khổng lồ ấy chẳng những có trái tim nhạy cảm mà còn là một người hết sức khiêm tốn. Ông thích phi ngựa đến quỵ ngựa và yêu đàn bà.
Dumas đã từng cưới một nữ diễn viên hài kịch trẻ hơn mình rất nhiều, nàng Ida Feriê, Satôbriăng là người làm chứng cho cuộc hôn nhân này. Ông từ Praha về, nơi ông đã từng cầu chúc cho chế độ quân chủ bị trục xuất. Dumas yêu cầu ông cầu chúc cho vợ mình. Satôbriăng nhận lời, tuy không tránh khỏi liếc nhìn cái nịt ngực của người đàn bà này, và lẩm bẩm :
- Nhất định tôi cầu chúc cho mọi cái đang rơi.
Bị công khai lừa dối, nhất là bởi bạn mình, Roger de Beauvoa, Dumas “bỏ vợ”, trái hẳn với những nhân vật của mình, ông làm việc này không ầm ĩ, thân mật và tốt bụng vô bờ.
Khi về già, ông có được một hạnh phúc không ngờ: Đứa con trai mà nàng Trà Hoa nữ đã đem đến cho ông. Alexandre đệ nhất đã đầu hàng trước bước đi ban đầu của Alexandre đệ nhị. Ông đến dự lễ tặng hoa và ngồi ở hàng đầu, chính giữa, tràn trề hạnh phúc trước cả khi người ta gõ lên ba tiếng. Ông bao giờ cũng mang một bó hoa khổng lồ. Đi dọc theo chiều dài của căn phòng, ông hoan hô, ông cười vang vui vẻ nhìn xung quanh mình. Khi người ta vừa nêu tên tác giả, ông liền đứng lên, lòng đầy kiêu hãnh chào mọi người như muốn nói: “Các vị thấy không, chính con trai tôi đã làm nên chuyện đó!”.
Còn Dumas con thì nói:- Cha tôi đó là đứa trẻ vĩ đại mà tôi đã có khi tôi còn rất bé.
Thật xứng đáng khi Dumas bố nói: Tác phẩm lớn nhất của tôi là Dumas con!
Tuy nhiên Dumas cha làm việc yếu dần. Cuộc chiến năm 1870 đã giáng một đòn dữ dội lên ông. Cuối tháng tám năm ấy, Dumas con thấy ông trở về Diep, kiệt sức. Ông nói :
- Ta về để chết ở chỗ con đây.
Alexandre đệ nhị kêu khóc. Nhưng mọi sinh lực hình như đã rời bỏ Alexandre đệ nhất. Người ta đặt ông lên một chiếc ghế bành trông ra biển. Một người đã từng ham thích làm việc như ông, rốt cuộc đã khám phá ra niềm vui là chẳng làm gì cả. Sáu trăm tác phẩm xuất bản, ông đã kiếm được cơ man nào là tiền, nhưng lúc này ông chỉ còn hai đồng Louis vàng. Ông nói với con trai :
- Người ra cứ bảo cha rất hoang phí. Nhưng đâu phải thế. Cha đến Paris với hai đồng Louis trong túi. Con hãy xem trong áo gilê của ta, con sẽ thấy vẫn còn nguyên hai đồng Louis đấy chứ!
Sáng ngày 4 tháng 12 năm 1870 con trai ông thấy ông đăm chiêu hơn thường lệ liền hỏi ông. Ông hỏi lại một câu xé lòng.
- Con có tin có cái gì còn lại của cha không?
- Có chứ, là cha đấy, con xin thề như vậy.
Hôm sau sáu giờ tối, A. Dumas qua đời. Victo Hugo viết :
“Ở thế kỷ này không ai được dân chúng mến yêu hơn A. Dumas. Cái ông gieo mầm, đó là tư tưởng Pháp. A. Dumas quyến rũ, mê hoặc, làm lợi, làm vui và dạy dỗ mọi người. Từ tất cả những tác phẩm của ông, rất phong phú, rất đa dạng, rất sinh động, rất duyên dáng, rất mạnh mẽ, toát ra một thứ ánh sáng riêng của nước Pháp!”.
Trở thành bạn của độc giả, đó là mong ước của nhà văn vĩ đại.
Và ông đã làm được điều đó.
Link download direct: tại đây

Thursday, April 12, 2007

Cánh buồm đỏ thắm (Alexandre grin)

"Nếu muốn giữ người ấy ở bên mình mãi mãi, em sẽ cố tạo ra một khoảng lặng, đủ để không quá gần mà cũng không quá xa..."

Trên đời này có biết bao nhiêu chuyện tình. Có những câu chuyện kết thúc và để lại đêm tối. Có những câu chuyện kết thúc và để lại ánh sáng. Có những câu chuyện kết thúc và để lại hư không....

Thế nhưng, có những câu chuyện mãi mãi không kết thúc. Anh không biết “Cánh buồm đỏ thắm” của A-lếch-xan-đrơ-Grin đúng không? Và em muốn anh đọc nó vì nó khiến cho mọi người khi đã hiểu về nó thì sẽ phải nghĩ suy về niềm tin, về hạnh phúc và ngày mai.

Ở đó,những mảnh đất đang nở hoa rì rào đâu đó trên những hòn đảo giữa đại dương, giữa miền đất ngát hương ấy là sắc đỏ của những cánh buồm rực cháy lên trong tim chúng mình.

Đó là thuyền trưởng Grây và cô gái làng chài Axôn. Họ đã từng ở rất xa nhau, nhưng bây giờ thì không.


Thuở nhỏ, cậu bé Grây đã lấy sơn màu xanh để xóa đi những cái đinh trên bức tranh chúa Kitô bị hành hình bởi cậu không thể chịu đựng được nỗi đau đớn, dù đó là nỗi đau của bất kỳ ai.

Thuở nhỏ và cả khi lớn lên, cô bé Axôn hầu như bị làng Ca-pec-na chối bỏ. Mặc kệ những người ấy, cô vẫn tin rằng khi người thợ đốt than xếp than vào giỏ, chúng sẽ đâm chồi nảy lộc nở ra những đóa hoa, và rồi một ngày kia chàng hoàng tử tuấn tú sẽ theo một cánh buồm đỏ thắm tới đón cô đi.

Hai con người như thế sẽ yêu nhau, sẽ hiểu nhau bởi họ sinh ra trên đời là để hội ngộ bằng cổ tích.

Anh có cho rằng chúng mình viển vông khi tin vào những giấc mơ không? Có cho rằng “Cánh buồm đỏ thắm” chỉ là câu chuyện cổ tích không có thực không??

Với chúng mình, đó không chỉ đơn giản là hình ảnh tuyệt đẹp của một mối tình hoàng tử- công chúa đâu. Cánh buồm mơ ước ấy không chỉ là dấu hiệu nhận ra nhau của Axôn và Grây. Màu đỏ như nắng hồng buổi sớm ấy tỏa ra niềm vui cao quý rộn ràng giúp cho tâm hồn Axôn không bị hoen ố bởi sự hắt hủi coi khinh. Cánh buồm đỏ ấy đã kéo Grây ra khỏi nỗi buồn không biết mình phải đi tìm điều gì trong cuộc đời bao la.

Vẫn biết là khoảng trống giữa cuộc đời và cổ tích là mênh mang, vẫn biết là câu chuyện đầy nắng, hoa và gió biển của Grây và Axôn không thể xóa nhòa khoảng trống ấy nhưng chúng mình tin rằng một nơi nào trên Trái đất vẫn có những chàng trai và cô gái như họ, và mãi mãi, sắc thắm của cánh buồm ngày xưa sẽ lung linh trong tim chúng mình.

Anh có tin không, thân yêu của em?

Cánh buồm đỏ thắm

Ngỡ ngàng phút giây em đến ngập chứa hồn anh
Dường như đôi chân không còn bước trên thế trần
Người ơi ta nào quen biết, mà sao hồn nghe tha thiết
Em là giấc mơ của anh, thơ ngây đôi mắt nhìn xa xăm mơ màng

Ngỡ ngàng giây phút anh đến ngập chứa hồn em
Xôn xao cánh buồm đỏ thắm cổ tích xưa
Vòng tay chưa hề quen biết, bờ môi chưa từng tha thiết
Bỗng nhiên gần đâu đây, bỗng nhiên em muốn về bên anh mãi mãi.

Người yêu dấu ơi tình yêu có phép nhiệm màu
Cho anh tìm về bên em và đem giấc mơ hiện ra nơi ánh sáng trên cao
Hãy lắng nghe phút giây tình yêu lên tiếng
Người là chiêm bao hay là lẽ sống của cuộc đời
Để hôm nay ta biết thiên đường mà ta khao khát là nơi đây.

Em như ánh trăng dịu mát qua làn môi say
Ở giữa đôi ta chỉ có một con đường
Lòng anh nuôi ngàn cơn gió, thuyền anh đi về nơi em
Em là giấc mơ của anh cho anh được dắt em đi suốt cuộc đời

Mãi là dư âm đẹp nhất của thời gian
Em yêu cánh buồm cổ tích mang bóng hình anh
Lòng em nuôi ngàn cơn sóng thuyền em đi về nơi anh
Anh là giấc mơ của em, em tin vào nỗi chờ mong từng giây phút

Link download direct: tại đây

Sông Đông êm đềm (Solokhov)
























Bằng cuộc đời mình và những sáng tác của mình, và sự gắn bó với mảnh đất quê hương, nhà văn Solokhov đã tự thân tỏa sáng, một thứ “ánh sáng không bao giờ lụi tắt”; và nhất là ông đã để lại cho đời sau những di sản văn học cực kì quí báu trong kho tàng văn hoá Nga nói riêng và kho tàng văn hóa nhân loại nói chung.

Trong tập “Chân dung các nhà văn Xô Viết hiện đại”, nhà phê bình văn học Nga Vaxili Vôrônốp đã gọi nhà văn Nga hiện đại Sholokhov là “Ánh sáng không bao giờ lụi tắt”. Vâng , Vaxili Vôrônốp đã từng cho rằng : “Đối với mỗi người viết- dù là người viết đã có danh tiếng, hay là người mới bắt đầu viết- những cuốn sách của M. Solokhov đều như một nguồn nước, từ đó anh múc lấy cả nguồn cảm hứng, cả sức lực, và thậm chí cả niềm khát vọng không kìm ni được viết. Viết tốt hơn, viết hay hơn là anh đã viết, hơn là theo sức lực của anh. Mỗi trang Sông Đông êm đềm hay Đất v hoang là một bài học, vì bất luận người nào trong chúng ta tìm đến bài học này đều là học trò-anh học trò mãi mãi, suốt đời mình …-say đắm ông thầy”…

Link download direct: tại đây

Mùa hè đỏ lửa (Phan Nhật Nam)


















Với nhà văn Phan Nhật Nam, tôi ái mộ cái nét "phong trần, hiên ngang và rất nhà binh" của anh trong lối văn viết, tôi đọc những tác phẩm nói lên sự kiêu hãnh và hào hùng của người chiến binh trong QLVNCH, nhất là hệ phái rằn ri, xem cái chết tựa như tơ hồng. Trong Dấu Binh Lửa, trong Dựa Lưng Nỗi Chết hay trong tác phẩm top hit của anh Mùa Hè Đỏ Lửa, tôi mường tượng ra những bóng dáng của người chiến binh Dù, tôi hình dung ra một Phan Nhật Nam cùng đồng đội như Mễ, như Lô hay bao chiến binh khác xông pha nơi trận địa. Cái cảm giác trong tâm tư tôi Phan Nhật Nam có lẽ thuộc gia đình khá giả hoặc trung lưu ngoài miền trung. Một ngày kia hai em Đàm Trung và Quách Đại trong nhóm văn Petrus Ký chuyển tôi bài viết: "Bài Tự Thuật, Phan Nhật Nam", tôi đọc trong ngỡ ngàng và thật xúc động vì cuộc đời của anh quá oan khiên, không như tôi suy nghĩ, cha đi tập kết, mẹ mất sớm, anh đảm nhiệm vai trò "quyền huynh thế phụ" như những oan khiên của tôi, tôi tìm sự cảm thông với anh trong vai trò "quyền huynh thế phụ" của tôi khi cha tôi bị đi tù CSVN tai vùng Việt Bắc. Sau đó nhà thơ Tôn Thất Phú Sĩ lớn lên cùng thời với anh tại Đà Nẵng kể lại tôi nghe những kỷ niệm vui buồn với Phan Nhật Nam, nhà văn Dương Viết Điền, bạn cùng thế hệ trong sân trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng cũng kể về nét hiên ngang trong ngục tù CSVN, đúng hơn nét oai dũng vẫn còn phảng phất như khi anh xông pha nới trận tuyến, để không hổ thẹn uy danh của người lính rằn ri VNCH.
Link download direct: tại đây

Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)




















Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu) được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt. Đó là câu chuyện một người lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn học Phương. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân. Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: "Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới". Tuy nhiên, trong hơn 10 năm sau đó tác phẩm đã không được in lại; mặc dù vậy, người ta đã photo bản dịch tiếng Anh nhan đề The Sorrow of War2005 tác phẩm được tái bản với nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng: Nỗi buồn chiến tranh. để bán cho du khách nước ngoài. Năm

Link download direct: tại đây

Thiếu nữ đánh cờ vây

(Lời tựa của tác giả viết cho bản tiếng Trung)
Cuối tháng 9 năm 2001, tiểu thuyết Thiếu nữ đánh cờ vây của tôi được đề cử giải Goncurt Pháp. Cuối tháng 2, tiểu thuyết đó đoạt giải Goncurt dành cho học sinh Trung học. Trong thời gian này, tôi có tham gia các cuộc tọa đàm do nhà sách FNAC tổ chức tại các tỉnh ở Pháp. Mỗi lần đến đó, tôi luôn nhận được những tràng vỗ tay nồng nhiệt. Tôi nghĩ, điều đó không chỉ do tôi là tác giả của Thiếu nữ đánh cờ vây, mà còn vì tôi là người Trung Quốc, đại biểu cho một nền văn hóa còn rất xa cách và huyền bí.
Mỗi nhà văn đều cảm thấy vô cùng sung sướng khi được giao lưu với độc giả, song điều khiến tôi cảm động nhất là, như ý kiến của các độc giả trẻ, tuy văn hóa Trung Quốc và phương Tây dường như còn một “bức rào ngăn cách” vô hình, thế nhưng, bi kịch tình yêu trong Thiếu nữ đánh cờ vây đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng họ, họ như quên hẳn nhân vật nữ chính là học sinh trung học Trung Quốc những năm 30 thế kỷ XX, mà coi đó là những thanh niên Pháp thế kỷ XXI.
Từ năm 1931, ba tỉnh vùng Đông Bắc Trung Quốc bị địch chiếm đóng, đến năm 1937 Nhật Bản phát động toàn diện cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Thiếu nữ đánh cờ vây lấy bối cảnh từ những xung đột chính trị, kinh tế, văn hóa Trung Quốc, trong các thế xung đột đẫm máu này, tôi đã tạo nên một khoảng trời hòa bình: tại quảng trường Thiên Phong nho nhỏ, dưới lùm cây tỏa bóng, hai nhân vật chính nam và nữ gặp nhau cạnh chiếc bàn đá có khắc sẵn bàn cờ. Nhân vật nam là một gián điệp Nhật Bản, lạnh lùng tàn nhẫn mà si tình, nhân vật nữ là một cô gái Trung Quốc mới mười sáu tuổi, thuần khiết mà không ngây thơ, thông minh chứ không tàn nhẫn. Một ván cờ vây, cũng đủ để đánh mất mình trong chốn mê cung tình cảm. Mỗi ván cờ bày ra, là một giấc mơ diệu kỳ, khép một ván cờ, ai nấy lại trở về với thực tại phũ phàng. Thế giới của kỳ thủ nam là doanh trại, là phạm nhân chiến tranh, là tù ngục và thuốc súng, còn thế giới của kỳ thủ nữ là một gia đình quý tộc đã sa sút, là đòan thể thanh niên chống Nhật, là ba tỉnh vùng Đông Bắc Trung Quốc đang rên siết dưới gót giầy quân Nhật.
Đến nay, Thiếu nữ đánh cờ vây đã trở thành một trong những tiểu thuyết ăn khách nhất tại Pháp, đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng. Tôi nghĩ cuốn sáh này sở dĩ đoạt giải thưởng văn học, được đông đảo bạn đọc yêu thích, là do nó đã chạm đến đáy sâu về tình cảm, về sự sinh tồn của người hiện đại. Sau sự kiện 11/9 ở Mỹ, xã hội phương Tây đớn đau trong việc kiếm tìm các loại định nghĩa mới, chẳng hạn thế nào là đen, thế nào là trắng, thế nào là phạm tội, thế nào là trừng phạt, thế nào là trung thành, thế nào là phản bội... Thế nhưng, Thiếu nữ đánh cờ vây lại chứng tỏ, trong bối cảnh hai nền văn hóa đối địch, đàn ông và đàn bà vẫn có thể đến với nhau và yêu trong sự đối lập, vẫn có được giây phút thăng hoa của tình yêu.
Khi viết đến trang cuối của Thiếu nữ đánh cờ vây, tôi không sao kìm được nước mắt. Nhiều độc giả viết thư bảo, sau khi đọc xong cuốn sách, họ cũng từng khóc nấc lên.
Thiếu nữ đánh cờ vây là một giấc mơ, mong sao những cảnh trầm luân và ái tình trong giấc mơ sẽ khiến con người có được sự tỉnh táo trước hiện thực, khiến con người có được khát vọng và niềm tin cháy bỏng về hạnh phúc và tương lai.
Trần Sơn dịch

Link down direct: tại đây

Tiếng gọi nơi hoang dã



















Link download direct : tại đây

Xin lỗi, em chỉ là con đĩ (Nguyên tác: Bảo Thê, dịch giả: Trang Hạ.)

“Xin lỗi, em chỉ là con đĩ”

Truyện hay. Xuất sắc hay không xuất sắc thì tuỳ người đọc cảm nhận. Truyện phản ánh trần trụi sự thật về lối sống của những người trẻ trong thế giới hiện đại, đó không phải là những số phận riêng lẻ, đó là một lớp người. Trong truyện, tôi chú ý nhất bài thơ mà “con đĩ” Hạ Âu, với đôi mắt phẳng lặng và nụ cười như hoa bồ công anh tan trong gió, đã viết cho anh chàng Hà Niệm Bân lúc thần tình yêu hé nụ cười hiếm hoi với họ.

Tặng Bân, người em yêu vô cùng
Em nấu ái tình thành món canh
Không gia vị, không bỏ đường
Nhưng nêm chút cảm xúc
Sôi trào
Em nấu ái tình thành món canh
Những vui buồn đớn đau gác lại bên
Để lửa nho nhỏ
Rồi thưởng thức
Em nấu ái tình thành món canh
Không thổ lộ không khoa trương
Để đôi khi trong cô tịch
Mình em nếm
Em nấu ái tình thành món canh
Như hương hoa lan xa mười dặm dù trời lặng gió
Thẩm thấu, cho và gửi lại
Thanh thoát
Em nấu ái tình thành món canh
Không dục vọng không vật chất nhưng đường dài
Lo khi trái tình yêu chín
Nơi em sẽ rộn ràng

—- Hạ Âu tặng —-

Bạn có thể tải truyện về tại đây. Nguyên tác tiếng hoa của Bảo Thê, Trang Hạ dịch.

Tuyển tập truyện ngắn

Tuyển tập truyện ngắn - Bao gồm 50 truyện ngắn của các tác giả: Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, Hồ Dzếnh, Phan thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu v.v...
Link download:
http://www.freewebtown.com/nguyenttm/tuyentaptruyenngan.chm

Truyện đọc Nguyễn Nhật Ánh


















http://www.freewebtown.com/nguyenttm/Tuyen tap truyen NNA.chm